Nấm Ngọc Cẩu là 1 vị thuốc quý được Đông y đánh giá cao, tuy nhiên mỗi cơ sở lại bán 1 loại nấm khác nhau, cả về hình thức lẫn chênh lệch giá cả. Vậy thực sự nấm Ngọc Cẩu có mấy loại và loại nào thì tốt nhất, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Hình dáng nấm Ngọc Cẩu theo mô tả chuẩn trong các sách về Y học cổ truyền
Nấm Ngọc Cẩu là 1 trong 3 loại nấm được dùng phổ biến không chỉ trong đời sống mà còn có nhiều công dụng chữa bệnh được y học cổ truyền đánh giá cao. Bỏ ra 1 số tiền cũng không phải là nhỏ để mua nấm Ngọc Cẩu, không ai muốn mình là nạn nhân mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Các thương lái thường lợi dụng sự mập mờ giữa hình dáng bên ngoài của nấm Ngọc Cẩu, cho rằng loại nấm này có nhiều loại để trà trộn, bán hàng giả cho người tiêu dùng.

nấm Ngọc Cẩu tươi
Theo các tài liệu chuẩn ghi chép lại, giống như tên gọi của mình, hình dáng bên ngoài của nấm Ngọc Cẩu cũng giống những cây nấm thông thường, màu đỏ, nâu sẫm, có 1 cán hoa lớn, bên trên đó là những nhánh hoa tím đỏ. Nấm này không có lá vì vậy nếu cắt đôi cây nấm ra phải có màu tím nhạt hoặc vàng sậm mới chuẩn. Các cây nấm có thể cho ra hoa đực hoặc hoa cái, hoa cái nhìn thấp hơn hoa đực.
Nấm Ngọc Cẩu có mấy loại?
Có nhiều cách phân loại nấm Ngọc Cẩu như dựa theo hình dáng bên ngoài, màu sắc ruột nấm nhưng xét chung nhất thì nấm Ngọc Cẩu có 2 loại: nấm đực và nấm cái. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về hai loại nấm này nhé:
-
Nấm Ngọc Cẩu đực
Trông bên ngoài nấm Ngọc Cẩu đực có hình chóp nhọn, củ nấm đực thường già và nhiều xơ hơn củ cái tuy nhiên chúng lại được chia nhỏ thành nấm ruột tím và nấm ruột vàng. Nấm ruột vàng thường có bắp to và trội hơn loại ruột tím. Chúng thường được tìm thấy ở các dây leo mục nát có trong rừng. Khi bổ dọc theo thân cây nấm quan sát sẽ thấy nó có màu vàng mọng nước như hình dưới:

nấm Ngọc Cẩu ruột vàng
Nấm ruột tím thì củ thường bé hơn, như tên gọi của mình, khi bổ dọc thân củ thấy có màu tím hoặc vàng sậm ngả sang tím. Nấm Ngọc Cẩu dạng này thương mọc ở các gốc cây cổ thụ đã bị mục rỗng.
-
Nấm Ngọc Cẩu cái

nấm Ngọc Cẩu khi đã phơi khô
Nhìn qua thấy nấm Ngọc Cẩu cái có hình giống 1 bông hoa, củ thường là củ non, ít xơ mà mùi không đặc trưng như củ nấm đực.
Hiện nay chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh loại nấm Ngọc Cẩu nào tốt hơn song các chuyên gia Đông Y khuyên bạn nên phụ thuộc vào mục đích sử dụng để chọn được loại nấm ưng ý. Cụ thể, nếu muốn dùng tươi thì nên chọn loại ruột vàng còn muốn bảo quản được lâu, mang phơi khô thì chọn loại ruột tím vì dạng nấm này khi phơi khô sẽ có mùi thơm hơn.
>>> Tác dụng của nấm ngọc cẩu với nam giới
>>> Những hình ảnh nấm ngọc cẩu cho ai tìm hiểu về loại cây này
Join the Discussion!